Tổng cục Hải quan ban hành công văn 5334/TCHQ-TXNK đưa ý kiến về chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bộ hồ sơ hoàn thuế.

Căn cứ Điều 433 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định về phương thức thanh toán như sau: “1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

  1. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng”.

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật” thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.

Căn cứ khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế quy định: “Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:

“Điều 110. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

  1. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:

a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;

b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;

c) Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;

d) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;

đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.”

Căn cứ khoản 5 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 của Chính phủ quy định hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm gồm 01 bản chụp chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán.

Căn cứ điểm 4.1 Phụ lục VII về Chứng từ thanh toán qua ngân hàng ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “4. Các trường hợp thanh toán sau cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:

4.1. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài, người xuất khẩu phải có đủ điều kiện, thủ tục hồ sơ như sau:

a) Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên một năm);

b) Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng;

Phương thức thanh toán hàng hóa xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.

c) Bản xác nhận của phía nước ngoài về việc cấn trừ khoản nợ vay:

d) Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục này”.

Công văn 4138/TCT-CS hướng dẫn về hoàn thuế GTGT đối với hợp đồng bán hàng trả chậm

– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán chậm trả thì phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu.

– Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

– Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply