Hiện nay, nộp thuế được coi là một trong những nghĩa vụ cơ bản của các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Để quản lý việc nộp thuế cũng như kiểm soát, giảm thiểu những sai sót trong quá trình kê khai thuế, các cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế sẽ tiến hành việc kiểm tra, thanh tra dựa trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

  1. Kiểm tra thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các đạo luật về thuế.

Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến việc phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

Chủ yếu, việc kiểm tra thuế được diễn ra tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, việc kiểm tra thuế cũng có thể diễn ra tại trụ sở của người nộp thuế nếu họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu.

  1. Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 gồm:

– Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;

– Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019:

  • Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
  • Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
  • Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì:

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

– Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan

– Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

– Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;

– Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;

– Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

  1. Có được xin hoãn kiểm tra thuế không?

Theo khoản 5 điều 72 thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:

Điều 72. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

5. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

a) Ban hành Quyết định kiểm tra thuế

b) Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc hoãn thời gian kiểm tra.

c) Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra, thì văn bản phải nêu rõ lý do và thời gian hoãn hoặc trường hợp cơ quan thuế có lý do bất khả kháng phải hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế trước khi hết thời hạn công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 08/KTT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát sinh lý do bất khả kháng, không thể tiếp tục thực hiện kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người ban hành Quyết định kiểm tra để tạm dừng kiểm tra. Thời gian tạm dừng không tính trong thời hạn kiểm tra.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply