Đây là nội dung đáng chú ý tại Công văn 3221/TCT-VP ngày 28/7/2023 của Tổng cục Thuế về việc công tác phối hợp tuyên truyền về lĩnh vực thuế.

  1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau:

 

Stt Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1 Hóa đơn, chứng từ giả Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định
2 Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả
3 Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn
4 Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác
5 Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra
6 Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
7 Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
  1. Cơ quan Thuế sử dụng AI để phát hiện gian lận đối với hóa đơn điện tử

Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc đã tạo ra những cải cách sâu rộng và tác động to lớn đến công tác quản lý thuế, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân nộp thuế.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, một bộ phận người nộp thuế lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách đã thành lập doanh nghiệp không để sản xuất kinh doanh mà để thực hiện hành vi mua bán và sử dụng hóa đơn khống.

Một số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, tham gia hoạt động mua bán hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị ga tăng, chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, kê khai khống chi phí được trừ nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Qua đó đã ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai các ứng dụng hỗ trợ trong việc xác minh, đối chiếu, khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý thuế thông qua áp dụng, triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trong chuỗi mua bán của các doanh nghiệp.

Đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý hóa đơn so với công tác quản lý hóa đơn giấy truyền thống trước đây thường phải mất rất nhiều thời gian thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra mới phát hiện được những vi phạm trong sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Đối với ngành Thuế, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và tổ chức khai thác tối đa cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) trong công tác quản lý thuế và quản lý hóa đơn điện tử nhằm phòng, chống và kiên quyết xử lý những hành vi cố tình vi phạm sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp.

Tổng cục Thuế mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền, phát hiện, phản ảnh, lên án những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm về sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp.

Từ đó góp phần quan trọng cùng ngành Thuế thực hiện quản lý thuế công khai, minh bạch, bình đẳng giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, cơ quan thuế các cấp sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch cho các cơ quan báo chí đảm bảo phản ánh trung thực, chính xác, hạn chế thấp nhất tác động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply