Hàng năm các cá nhân có khoản thu nhập từ tiền lương và tiền công trong ngưỡng phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ phải thực hiện quyết toán thuế TNCN cho cơ quan Thuế theo quy định. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản và dễ thực hiện dưới đây sẽ giúp người nộp thuế biết được mức thuế mình cần phải nộp là bao nhiêu.
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định bằng công thức sau:
- Đối với cá nhân cư trú
1. Trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế (TNTT) = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công – Các khoản thu nhập được miễn thuế (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (triệu đồng) | 5% | 0 triệu đồng + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng | 10% | 0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng | 10% TNTT – 0,25 triệu đồng |
3 | Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng | 15% | 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng | 15% TNTT – 0,75 triệu đồng |
4 | Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng | 20% | 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng | 20% TNTT – 1,65 triệu đồng |
5 | Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng | 25% | 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng | 25% TNTT – 3,25 triệu đồng |
6 | Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng | 30% | 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng | 30 % TNTT – 5,85 triệu đồng |
7 | Trên 80 triệu đồng | 35% | 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng | 35% TNTT – 9,85 triệu đồng |
Ví dụ:
Bà A ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty cổ phần B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2017 như sau:
– Lương thực tế: 30 triệu
– Bà đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 20 triệu
– Bà không có người phụ thuộc
Thuế thu nhập cá nhân của bà A trong tháng 01/2017 được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế = 30 triệu (không có các khoản thu nhập được miễn thuế)
+ Bà A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu
+ Bà đóng bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu x (8% + 1,5% + 1%) = 2,1 triệu
– Tổng các khoản giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu = 11,1 triệu
– Thu nhập tính thuế = 30 triệu – 11,1 triệu = 18,9 triệu
– Thuế thu nhập cá nhân = 1.95 triệu + [20% x (18,9 triệu – 18 triệu)] = 2,13 triệu
Hoặc Thuế thu nhập cá nhân = 20% x 18,9 triệu – 1,65 triệu = 2,13 triệu.
Vậy tháng 1/2017 bà A phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là 2,13 triệu đồng.
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm công ty cổ phần trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
- Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất 10% |
2. Đối với cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công | x | Thuế suất 20% |
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
– Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:
Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày làm việc cho công việc Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày trong năm |
Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày có mặt ở Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
Trong đó:
– Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
– Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: