Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được hiểu như thế nào? Trường hợp bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp phải làm gì?
1. Cưỡng chế sử dụng hóa đơn được hiểu như thế nào?
Căn cứ vào khoản 13 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì việc cưỡng chế hóa đơn được hiểu là một trong những biện pháp được áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý các trường hợp nợ thuế có khả năng thu hồi. Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn là biện pháp mang tính cưỡng chế được các cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý thuế sử dụng, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nguồn tài chính quốc gia khi có người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Trường hợp nào bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được áp dụng trong trường hợp:
– Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính sau:
+ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
+ Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước;
– Hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan;
– Hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
…
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp có được sử dụng hóa đơn khi đang bị cưỡng chế ngừng sử dụng không?
Trong quá trình sản xuất, hoạt động, một số doanh nghiệp đã quá hạn nộp thuế do không thu xếp được tài chính. Khi đó, Cơ quan thuế sẽ ra văn bản thông báo cưỡng chế hóa đơn căn cứ theo quy định về thời hạn nộp thuế.
Theo quy định về sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, khi hóa đơn bị cưỡng chế thì đương nhiên là không được sử dụng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn là bất hợp pháp.
Theo quy định về việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp thì khi hóa đơn bị cưỡng chế sẽ không được phép sử dụng. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì bị coi là vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định: “Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước”.
4. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được ban hành tại các thời điểm nào?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn như sau:
– Ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân; quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan (nếu có) hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019.
– Trường hợp quyết định cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, nếu không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà có hiệu quả thì cơ quan quản lý thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế có hiệu quả.
– Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
5. Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp phải làm gì để cấp hóa đơn điện tử?
Tại Công văn 37935/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục thuế Thành phố Hà Nội hướng dẫn trường hợp Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn thì thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06/ĐN – PSĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau: