Xuất hoá đơn và nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc khi tham gia kinh doanh đối với mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là một trong những hình thức kinh doanh khá đặc thù ở Việt Nam. Nhiều người thắc mắc về việc doanh nghiệp thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa có bắt buộc phải xuất hoá đơn và nộp thuế không?

Căn cứ pháp lý:

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Luật Thương mại 2005.

Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

  1. Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Hàng hoá là những sản phẩm hữu hình và được sử dụng để kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng.

Tạm nhập là việc một doanh nghiệp hay một thương nhân nhập khẩu hàng hoá vào lãnh thổ Việt Nam trong thời gian ngắn hạn không nhằm mục đích kinh doanh và lưu thông hàng hoá trên thị trường Việt Nam mà xuất khẩu hàng hóa đó sang nước khác sau thời gian ngắn.

Tái xuất là quá trình sau của tạm nhập. Bản chất của tái xuất là hàng hoá được xuất khẩu hai lần, nghĩa là hàng hoá này được xuất khẩu từ nước đầu tiên sau đó nhập khẩu vào nước thứ hai và tiếp tục lại xuất khẩu sang nước thứ ba.

Theo quy định tại Luật Thương mại 2005, tạm nhập tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được các thương nhân, doanh nghiệp, tổ chức đưa trực tiếp từ nước ngoài hoặc đưa từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước ta được coi là khu vực hải quan riêng, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Khi đưa hàng hóa vào Việt Nam với mục đích tạm nhập tái xuất thì hàng hoá đó chỉ được lưu hàng không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp làm hồ sơ gia hạn gửi Chi cục Hải quan và được gia hạn thêm thời gian. Theo đó, không được gia hạn quá 2 lần và mỗi lần không được quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn mà hàng hoá vẫn chưa xuất đi thì thương nhân, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hoá hoặc tiêu huỷ toàn bộ hàng hóa đó.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 3 hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm như sau:

G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị cho dự án có thời hạn

G13/G23: Tạm nhập tái xuất với hàng miễn thuế.

  1. Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không?

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ áp dụng hai loại hoá đơn đó là hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng. Nhưng đối với hàng tạm nhập tái xuất có không phải xuất hóa đơn. Trong hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu cần có những loại giấy tờ sau:

Tờ khai hải quan.

Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính.

Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.

Giấy thông báo miễn kiểm tra.

Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hợp đồng ủy thác.

Trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu không bao gồm hóa đơn xuất bán. Như thế, đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất thì không phải xuất hoá đơn.

  1. Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?

Theo quy định của nước ta hiện nay, có những loại thuế sau đây:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế tài nguyên

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế đăng ký doanh nghiệp

Thuế môn bài

Điều 13 tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định một số điều về miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định. Cụ thể như sau:

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được miễn thuế theo Khoản 9, Điều 16, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại Điểm c, Khoản 9, Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác. Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.

– Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm: Container rỗng có hoặc không có móc treo, bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng, các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này

Khoản 20, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT, theo đó:

– Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

– Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trên đây là bài viết nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề: Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không? Đây là nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý để thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply