Kinh doanh nhiều ngành, nghề có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho cơ sở kinh doanh. Do đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được ưu tiên với số lượng ngành, nghề đa dạng. Vậy hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều ngành nghề không?

  1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh như thế nào?

Để thành lập hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh. Nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh là cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh (trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện). Mức thu nhập thấp tại địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

  1. Hộ kinh doanh được đăng ký tối đa bao nhiêu ngành, nghề?

Khoản 1 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“ Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.”

Khi đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải lựa chọn trước ngành, nghề kinh doanh và ghi vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Theo quy định này, hộ kinh doanh có thể đăng ký những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay, theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

– Kinh doanh các chất ma túy;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể số lượng tối đa ngành, nghề được đăng ký của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành, nghề, và những ngành nghề này sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận nếu đáp ứng được cả hai điều kiện sau:

– Không phải là ngành, nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật;

– Có đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó (nghĩa là những ngành, nghề cần phải xin giấy phép con thì hộ kinh doanh phải thủ tục để được cấp giấy phép).

  1. Cách ghi ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

– Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

–  Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Lưu ý: Hộ kinh doanh có thể ghi ngành, nghề chi tiết hơn theo nội dung tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply