Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thành lập văn phòng đại diện. Vậy văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện có phải nộp tờ khai thuế hàng tháng không?

  1. Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2020, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Ngoài ra, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chức năng của văn phòng đại diện bao gồm:

Thực hiện hoạt động của văn phòng liên lạc với doanh nghiệp.

Thực hiện hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin và đánh giá hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khách hàng và đối tác mới.

Như vậy, văn phòng đại diện có chức năng khác biệt so với các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động kinh doanh, không thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, do đó, văn phòng đại diện không được phép tự nhân danh để ký kết hợp đồng.

Lưu ý, trong phạm vi hành chính của một địa phương, pháp luật không quy định hạn chế số lượng văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

  1. Văn phòng đại diện có phải kê khai thuế hàng tháng hay không?

Theo điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư 80/2012/TT-BTC có quy định khi mở văn phòng đại diện phải có mã số thuế và đăng ký thuế. Văn phòng đại diện không cần phải làm báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc duy trì hệ thống kê toán. Nhưng cần thực hiện ghi chép duy trì sổ sách ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt để có thể giải trình các luồng tiền được công ty mẹ rót vào VPĐD

Văn phòng đại diện nếu thực hiện thanh toán lương, thưởng, phí dịch vụ thì sẽ phải tự thực hiện các thủ tục như:

– Khấu trừ thuế

– Kê khai thuế

– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

– Thuế nhà thầu

Ngoài ra văn phòng đại diện phải lập báo cáo tài chính nội bộ nếu công ty mẹ yêu cầu.

=> Từ các quy định trên văn phòng đại diện phải thực hiện kê khai thuế nếu thực hiện thanh toán lương, thưởng, phí dịch vụ hoặc được công ty mẹ yêu cầu.

  1. Những loại thuế văn phòng đại diện phải nộp?

3.1 Kê khai, nộp lệ phí môn bài

Trường hợp văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.

Ngược lại văn phòng đại diện không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài. Doanh nghiệp cần làm công văn cam kết gửi cơ quan thuế quản lý.

Căn cứ Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.

“1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.”

3.2 Kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Trường hợp văn phòng đại diện không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì Công ty thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính.

Trường hợp văn phòng đại diện có phát sinh hoạt động kinh doanh, phát sinh  doanh thu phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định sau:

Khoản 1 Điều 45 Luật Quản lý thuế quy định:

“Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”

Căn cứ Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.

“Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định này tại nơi có dự án đầu tư.

b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện”

Và khoản 2, Điều 11 quy định:

“2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:

a) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải của người nộp thuế mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.

b) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.

c) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng dưới 1 tỷ đồng.”

3.3 Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân

Trường hợp văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động. Theo đó, công ty ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế TNCN. Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.

3.4 Kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phân phát sinh tại đơn vị trực thuộc

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply