Trong những năm gần đây, cộng tác viên là vị trí công việc phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là những lao động tự do, không thuộc hệ thống nhân viên chính thức của bất kỳ công ty nào. Nhiều người sẽ có thắc mắc về quy định của pháp luật hiện hành về cách tính thuế TNCN cho cộng tác viên? Để tìm hiểu thông tin này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

  1. Thế nào là cộng tác viên?

Pháp luật hiện hành chưa có nội dung quy định về định nghĩa cộng tác viên. Cộng tác viên, được viết tắt là CTV, có nghĩa tiếng Anh là “collaborator”.

Hiểu đơn giản, cộng tác viên là những người làm việc tự do, không trực thuộc hệ thống nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Đặc điểm nổi bật nhất của cộng tác viên là không bị gò bó về thời gian hay không gian làm việc.

Thông thường, cộng tác viên chỉ làm việc với doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (có thể là nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc), chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu từ bên tuyển dụng.

Cộng tác viên cần hoàn thành một khối lượng công việc nhất định mà nhà tuyển dụng giao cho. Tùy theo tính chất công việc và trình độ chuyên môn của cộng tác viên mà sẽ phân công các nhiệm vụ khác nhau.

Hầu hết cộng tác viên đều làm việc độc lập để hoàn thành công việc nhưng cũng có trường hợp cộng tác viên phối hợp với nhân viên doanh nghiệp để hoàn thành dự án được giao.

  1. Hướng dẫn tính thuế TNCN cho cộng tác viên

Tại Điều 513 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ thực hiện hợp đồng là cộng tác viên, bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên và trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ này.

Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ 10% thuế TNCN (đối với mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên) khi trả thu nhập cho cộng tác viên. Cộng tác viên không được tính giảm trừ gia cảnh trong trường hợp này.

Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì: “Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% thu nhập trước khi trả cho cá nhân”.

Tóm lại, khi ký hợp đồng cộng tác viên dưới 3 tháng sẽ phát sinh 2 trường hợp bao gồm:

– Trường hợp cá nhân có thu nhập dưới 2 triệu đồng/lần hoặc /tháng:

Khi trả lương, kế toán cần các giấy tờ như Hợp đồng cộng tác viên, phiếu chi lương, bảng chấm công (nếu có), bản sao của CMND/CCCD, không cần làm cam kết 02/CK-TNCN (vì chưa đến mức phải nộp thuế TNCN).

– Trường hợp cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng/lần hoặc/tháng trở lên:

Với cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng/lần hoặc /tháng trở lên, khi trả lương, kế toán thực hiện khấu trừ 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập trước khi chi trả cho cộng tác viên.

Trường hợp cá nhân chỉ có thu nhập duy nhất thuộc đối tượng khấu trừ thuế theo mức trên nhưng tổng thu nhập chịu thuế ước tính của cá nhân sau khi được giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN, gửi đến tổ chức trả thu nhập, để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Người lao động cần đáp ứng được những điều kiện sau đây để làm cam kết là:

Có MST cá nhân tại thời điểm đó.

Thu nhập duy nhất tại 1 nơi.

Tổng TNCN ước tính sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.

Lưu ý:

Khi thực hiện trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế với lao động thời vụ hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng, doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ khấu từ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc tổng hợp cấp một bản chứng từ khấu trừ thuế cho nhiều lần khấu trừ trong cả kỳ tính thuế.

Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (Theo mẫu 05-2BK-TNCN) và nộp cho cơ quan thuế.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin quan trọng về thuế TNCN cho cộng tác viên. Hy vọng, với nội dung này, đã cung cấp cho kế toán những kiến thức bổ ích để áp dụng vào doanh nghiệp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply