Do nhu cầu tiếp cận thị trường nên hộ kinh doanh thường phải chuyển trụ sở chính sang nơi khác. Một số chủ hộ kinh doanh còn lúng túng trong việc thực hiện thủ tục này. Bài viết dưới đây sẽ phần nào hỗ trợ thực hiện đúng thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh.

  1. Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng vẫn được coi là một loại hình kinh tế và có trụ sở cố định để hoạt động. Khi thành lập hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh phải đăng ký trụ sở chính.

Khoản 2 Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

“2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

Khoản 1 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Địa điểm kinh doanh phải khác trụ sở chính. Trước đây, tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, chỉ cho phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động.

Như vậy, hộ kinh doanh có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính và địa điểm. Trong đó, trụ sở chính chỉ có một địa điểm duy nhất, còn địa điểm kinh doanh có thể được mở ở nhiều nơi.

  1. Thủ tục chuyển trụ sở hộ kinh doanh khác quận/huyện/thị xã

Theo khoản 4 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ đến Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi dự định đặt trụ sở mới. Hồ sơ phải có bản sao các giấy tờ sau đây:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.

– Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.

– Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký địa chỉ trụ sở mới, hộ kinh doanh tiến hành thủ tục thông báo đến cơ quan thuế cấp quận/huyện.

  1. Bị phạt hành chính nếu không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh

Theo Điều 43 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp hộ kinh doanh có sự thay đổi về trụ sở chính nhưng không làm thủ tục thông báo sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

Ngoài ra, hộ kinh doanh sẽ bị áp dụng biện pháp bổ sung buộc làm thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Như vậy, việc chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh tương tự như thủ tục đăng ký thành lập mới. Sau khi được chấp thuận, chủ hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.

  1. Hộ kinh doanh có được mở thêm chi nhánh để hoạt động không?

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập chi nhánh. Trường hợp thành lập chi nhánh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.

Như vậy, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chứ không phải của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh để hoạt động. Nếu muốn mở thêm chi nhánh, hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply