Trong hoạt động kinh doanh, việc xuất hóa đơn và sau đó phát hiện hóa đơn có sai sót là những tình huống phổ biến và thường gặp đối với các bạn kế toán. Khi hóa đơn có sai sót thì thực hiện xử lý theo quy định tại Nghị Định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC.

Vậy khi phát sinh hóa đơn điều chỉnh, thay thế thì kê khai như thế nào? Các bạn cũng tham khảo tình huống sau đâu được đăng tải trên trang web của Bộ Tài Chính nhé. Đây có thể là một tình huống thường xuyên bắt gặp trong giai đoạn hiện nay: xử lý hóa đơn sai thuế suất 8% và 10%.

Câu hỏi:

Kính gửi Tổng cục thuế và bộ tài chính Công ty tôi đang kinh doanh mặt hàng: Bán buôn sơn, bột bả, vecni…với mã ngành 4663. Đối với mặt hàng sơn, bột bả theo mã ngành kinh doanh 4663 không nằm trong Phụ lục I của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Nhưng trong Phụ lục I của nghị định này có ghi Tên sản phẩm là Sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; mực in và ma tít mã ngành cấp 4 là 2022 thuộc sản phẩm không được giảm thuế GTGT. Vậy Công ty chúng tôi xin hỏi: Mặt hàng sơn, bột bả năm 2022 chúng tôi kinh doanh có được giảm thuế 8% hay vẫn 10%. Những hóa đơn năm 2022 chúng tôi đã xuất 8% có phải điều chỉnh hay không? Nếu điều chỉnh tăng thuế suất thì những hóa đơn này kê khai điều chỉnh vào quý phát sinh điều chỉnh hay kê khai vào quý phát sinh hóa đơn gốc?

Bộ Tài Chính trả lời:

Chi cục Thuế huyện Thủy Nguyên báo cáo như sau:

Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội:

Tại khoản 1 Điều 1 quy định về đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng; “1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau;

…d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.”;

Tại Phụ lục I quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng (ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ);

Căn cứ Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ Tướng Chính Phủ.

Từ các căn cứ nêu trên, trường hợp nếu Công ty của độc giả Nguyễn Thị Biên kinh doanh mặt hàng sơn, véc ni, bột bả…thuộc mã ngành sản phẩm cấp 7 là C2022101, C2022102, C2022103, C2022201 theo quy định tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ thì từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022, hàng hóa trên không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT. Mức thuế suất GTGT được áp dụng thống nhất cho từng loại sản phẩm, hàng hóa ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mai.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi hóa đơn điện tử sai sót các chỉ tiêu quan trọng thì người nộp thuế được lựa chọn 01 trong 02 hình thức xử lý là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế hóa đơn có sai sót.

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thời điểm phát sinh thuế giá trị gia tăng là thời điểm lập hóa đơn, cụ thể:

“Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Khoản 4 điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:

“Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra”

Như vậy, khi lập hóa đơn thay thế/điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót sẽ làm thay đổi nghĩa vụ thuế giá trị giã tăng đã kê khai trước đó. Do vậy, người nộp thuế phải lập tờ khai thuế giá trị gia tăng bổ sung cho tháng (quý) có hóa đơn bị sai sót.

Từ các căn cứ nêu trên, trường hợp nếu Công ty của độc giả Nguyễn Thị Biên có hóa đơn thay thế/điều chỉnh và hóa đơn bị thay thế/bị điều chỉnh phát sinh tại 02 kỳ kê khai thuế khác nhau (khác tháng (quý) kê khai) thì doanh nghiệp phải kê khai hóa đơn thay thế/điều chỉnh trên tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh hóa đơn bị thay thế/bị điều chỉnh.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply