Cơ sở pháp lý

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH4:

+ Tại Điều 11 quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế:

“1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

…h) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

…k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

  1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.

đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

e) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (trừ lợi nhuận sau thuế của hoạt động xổ số điện toán).”

– Căn cứ Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:

+ Tại Điều 12 quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính:

“ 1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.

  1. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
  2. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Việc phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo không được lớn hơn số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thì không phải xác định số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này không thực hiện nguyên tắc phân bổ theo khoản này.
  3. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ.
  4. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế kê khai, phân bổ không đúng quy định thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số phải phân bổ cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu phân bổ.”

+ Tại Điều 17 quy định về thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

“1. Các trường hợp được phân bổ:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

c) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;

d) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.”

* Phân bổ thuế thu TNDN phải nộp đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh:

  1. Phương pháp phân bổ

– Số thuế TNDN phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất = số thuế TNDN phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.

– Số thuế TNDN phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế TNDN phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Số thuế TNDN phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng.

  1. Khai thuế, nộp thuế

B1: Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:

NNT không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế TNDN tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

B2: Quyết toán thuế:

– NNT khai quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các địa phương theo mẫu số 03-8/TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.

– Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì NNT khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, xác định số thuế phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định.

Công văn 5019/CTHN-TTHT ngày 14/02/2022 hướng dẫn về kê khai thuế TNDN đối với đơn vị phụ thuộc:

Trường hợp Công ty TNHH Restar Electronics Việt Nam có Chi nhánh phụ thuộc đóng trên địa bàn khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính, Chi nhánh hạch toán tập trung và có các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ tư vấn quản lý (không phải là cơ sở sản xuất) thì không thuộc trường hợp phải phân bổ thuế TNDN theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Công ty có trách nhiệm kê khai tập trung tại trụ sở chính cả phần thu nhập phát sinh tại Chi nhánh khác tỉnh.

DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply