Việc xác định chi phí phù hợp trong kỳ kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp, một trong những chí phí tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn đó là chi phí lãi vay. Vậy những trường hợp nào chi phí lãi vay không được trừ?

  1. Đi vay không phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Nhiều người thắc mắc khi nào chi phí lãi vay được tính là chi phí hợp lệ nếu như khoản tiền vay này được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quy định tai khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN cụ thể như sau:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy khi đi vay không phục vụ HĐSXKD thì chi phí lãi vay không được đưa và chi phí được trừ.

  1. Lãi suất khoản tiền vay vượt quá 150% lãi xuất cơ bản

Dựa vào quy định tại khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi không được trừ:

2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Như vậy, đối với các khoản doanh nghiệp vay để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh thì sẽ được coi là hợp lý khi tính lãi suất vay vốn không vượt quá mức 150% so tính theo mức lãi suất cơ bản  tại Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp đi vay vốn.

  1. Các khoản lãi vay không được trừ khi doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi không được trừ:

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)

  1. Toàn bộ số tiền vay và lãi vay thanh toán bằng tiền mặt

Theo quy định tại điều 4 của thông tư 09/2015/TT-BTC ban hành ngày 29/01/2015 có quy định cụ thể như sau:

Tất cả các khoản chi phí lãi vay được chấp nhận là chi phí hợp lệ khi doanh nghiệp đi vay vốn và trả lãi phải thanh toán bằng hình thức khác nhau, không giao dịch bằng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi hoặc chuyển khoản hay các hình thức không dùng tiền mặt khác.

  1. Chi phí lãi không có đủ có hồ sơ thanh toán lãi vay

Khoản chi phí lãi vay sẽ không được chấp nhận là khoản chi hơp lệ nếu không có đủ hồ sơ như sau:

+TH1: Doanh nghiệp đi vay cá nhân thì hồ sơ gồm:

– Photo chứng minh thư cá nhân.

– Cần phải soạn thảo đủ hợp đồng vay mượn với điều kiện bắt buộc là chuyển khoản ngân hàng không được thanh toán tiền mặt. do cá nhân chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp đi vay.

–  Giấy báo có chứng từ thanh toán của ngân hàng.

– Các chứng từ khấu trừ thuế TNCN 5% quy định mẫu số 06 ( Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vay cá nhân phải trích để nộp thuế TNCN)

+TH2: Doanh nghiệp đi vay tổ chức có tư cách pháp lý như sau để được coi là chi phí hợp lý khi khấu trừ thuế TNDN.

Hồ sơ vay để khoản chi phí lãi vay hợp lệ như sau:

– Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận thanh toán không sử dụng tiền mặt.

– Giấy báo có của ngân hàng.

  1. Không chứng minh được mục đích đi vay khi DN còn tồn quỹ quá nhiều

Mục đích để chứng minh rằng số tiền đi vay được sử dụng đúng mục đích hạn chế trường hợp sử dụng các nguồn vốn dùng sai mục đích.

Trường hợp doanh nghiệp tồn quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng tương đương khoản tiền đi vay thì doanh nghiệp cần phải giải trình cụ thể về việc tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đó để được chấp nhận là khoản chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN

+ Nếu cơ quan thuế tiến hành kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ hoặc tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đúng với giải trình thì các khoản chi phí lãi vay đáp ứng đầy đủ chứng từ và chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì sẽ được tính là chi phí hợp lệ được khấu trừ khi tính thuế TNDN.

+Nếu doanh nghiệp không giải trình được khoản thu này theo đúng như báo cáo thì sẽ không được tính là chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN vào khoản chi phí hợp lý.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply