Hành vi mua bán hóa đơn khống có thể được hiểu là hành vi xuất hóa đơn nhưng thực tế không mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ mà mục đích chỉ để hợp lý hóa chứng từ.

Trên thực tế chúng ta đã nghe qua rất nhiều trường hợp doanh nghiệp được thành lập chỉ với mục đích mua bán hóa đơn khống, nhiều giám đốc có hành vi mua hóa đơn để nâng khống chi phí nhằm mục đích trốn thuế, hay một số nhân viên phòng ban kê khống hóa đơn bằng cách mua bán hóa đơn nhằm mục đích thu lợi bất chính cho cá nhân.

Hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm. Vì thế pháp luật Việt Nam đã đặt ra các quy định chế tài xử phạt đối với hành vi này.

  1. Quy định về hóa đơn khống

Theo điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

  1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

Theo đó, hành vi sử dụng hóa đơn khống là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

  1. Những hành vi nào được xem là mua bán trái phép hoá đơn?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về ội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước như sau:

– Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;

– Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;

– Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

– Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.

  1. Hành vi mua bán hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào?

3.1. Mức xử phạt hành chính

Việc mua bán hóa đơn bất hợp pháp có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, theo quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTC. Cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:

– Phạt tiền lần 1 tính trên số tiền trốn thuế, gian lận đối với người vi phạm lần đầu;

– Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần hai có một trình tiết giảm nhẹ;

– Phạt tiền 2 lần số tiền trốn thuế đối với người vi phạm lần 2 mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần 3 và có một tình tiết giảm nhẹ;

– Phạt tiền 2,5 lần số tiền trốn thuế, gian lận đối với người vi phạm lần thứ 2 có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 3 mà không có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 3 lần số tiền trốn thuế, gian lận đối với người vi phạm lần thứ 2, có hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần 3 có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ 4 trở đi.

Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền trốn thuế, gian lận thuế.

3.2. Mức xử lý hình sự

Theo quy định tại tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi mua bán hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội:

Theo Điều 200 Luật Hình sự về tội trốn thuế

Trốn thuế với số tiền từ 100 đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính thì bị phạt tiền từ 100 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Người vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 500 đến 1.500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm;

– Vi phạm có tổ chức;

– Số tiền trốn thuế từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn trái pháp luật;

– Người vi phạm từ 02 lần trở lên;

– Người tái phạm nguy hiểm.

Người trốn thuế với số tiền 1 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 1,5 đến dưới 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.

Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3.3. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước

Người vi phạm bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện hành vi:

– In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số

– In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;

– Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm trong trường hợp vi phạm hành vi mua bán hóa đơn trái phép:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ;

– Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

– Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên;

– Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước từ 100 triệu đồng trở lên;

– Có tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply