Phụ cấp tiền thuê nhà là một khoản tiền bổ sung mà một người được trả thêm để giúp chi trả tiền thuê nhà. Một số công ty có thể cung cấp phụ cấp tiền thuê nhà cho nhân viên của họ. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp nhân viên phải di chuyển đến một thành phố khác hoặc khu vực khác để làm việc và gặp khó khăn trong việc tìm nơi ở.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, một trong những nội dung cần có của hợp đồng lao động là quy định về mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Do đó, trong một số trường hợp, một hợp đồng lao động có thể bao gồm một khoản phụ cấp tiền thuê nhà. Điều này có thể áp dụng cho những người làm việc trong các ngành công nghiệp như dầu khí, xây dựng hoặc hợp đồng công việc ngắn hạn.

Phụ cấp tiền thuê nhà thường được trả một cách định kỳ, thường hàng tháng, và số tiền được trả có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và chính sách của công ty.

1. Mức phụ cấp nhà ở tối đa là bao nhiêu?

Phụ cấp nhà ở là một khoản tiền mà công hỗ trợ cho người lao động ngoài tiền lương để thuê nhà ở nhằm khuyến khích và giữ chân người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Lưu ý, đây là khoản chi không bắt buộc nên không phải doanh nghiệp nào cũng có chế độ phụ cấp nhà ở cho người lao động.

Hiện nay, pháp luật không có quy định hạn chế mức phụ cấp nhà ở tối đa mà công ty có thể chi cho người lao động. Các công ty tự căn cứ vào hoạt động kinh doanh cũng như chế độ phúc lợi của công ty để quyết định mức chi cho phù hợp.

2. Khoản phụ cấp nhà ở có được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC và Thông tư 78/2014/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp…

Như vậy, khoản chi phí phụ cấp tiền thuê nhà cho người lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ nếu điều kiện khi có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật, quy chế công ty, cụ thể như sau:

– Hợp đồng lao động phải quy định rõ là Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khoản tiền thuê nhà này, các khoản này mang tính chất tiền lương, tiền công.

– Ngoài ra, phải có quy định rõ ràng, cụ thể về khoản chi phụ cấp tiền thuê nhà trong các hồ sơ của doanh nghiệp, bao gồm:

+ Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của công ty, tổng công ty, tập đoàn.

+ Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty, tổng công ty.

Phụ cấp nhà ở có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC và Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh(chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

Như vậy, nếu khoản phụ cấp nhà ở thấp hơn hoặc bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Phần còn lại của khoản phụ cấp nhà ở do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

3. Khoản phụ cấp nhà ở có tính vào tiền lương đóng BHXH không?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

– Tiền thưởng theo quy định tại của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.

Như vậy, đối với khoản phụ cấp nhà ở mà người lao động nhận được sẽ không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply