Người lao động nghỉ thai sản được nhận tiền trợ cấp khi tham gia đóng BHXH trước đó. Đây là một nguồn thu của người lao động trong quá trình sinh con. Vậy Tiền hưởng thai sản có phải đóng thuế TNCN không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

  1. Tiền hưởng thai sản có phải đóng thuế TNCN?

Tiền hưởng chế độ thai sản không phải đóng Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Điều này được quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN.

Theo đó, khoản thu nhập từ tiền chế độ thai sản được miễn thuế TNCN nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

– Người lao động phải có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với tổ chức, cá nhân sử dụng lao động.

– Người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

– Người lao động phải được trả tiền chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, còn có nhiều các khoản trợ cấp và phụ cấp lương khác cũng được miễn thuế TNCN. Căn cứ vào Điểm b.6, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương phải chịu thuế TNCN trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.

– Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

– Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH.

  1. Các khoản thu nhập khác ngoài tiền chế độ thai sản được miễn thuế

Bên cạnh các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương không phải chịu thuế TNCN nêu trên còn có các loại trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế TNCN khác gồm:

1) Khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

2) Khoản trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

3) Khoản phụ cấp quốc phòng, an ninh và các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

4) Khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

5) Khoản phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

6) Khoản trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

7) Khoản phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

8) Khoản trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.

9) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

10) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

  1. Mức hưởng trợ cấp BHXH khi lao động mang thai

Mức tiền hưởng chế độ thai sản được chia làm nhiều trường hợp, đối với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có mức hưởng trợ cấp thai sản khác nhau.

Căn cứ theo quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức tiền hưởng chế độ thai sản 1 lần như sau:

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Lao động nữ sinh con đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi sẽ được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Như vậy mức tiền hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

Mức hưởng = 100% (MBQ6T x T) + (2 x Lương cơ sở)

Trong đó: MBQ6T: là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

T là số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi

Ví dụ: Lao động A làm việc cho doanh nghiệp về may mặc và tham gia BHXH bắt buộc. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của A là 5 triệu đồng/tháng. A nghỉ sinh 06 tháng và đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Từ 01/7/2023 mức lương cơ sở sau điều chỉnh là 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động A là: (5 triệu x 6 tháng) + (2 x 1,8 triệu) = 33,6 triệu đồng.

Trong trường hợp lao động nữ sinh con nhưng chỉ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản một lần:

Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1,8 triệu đồng x 2 = 3,6 triệu đồng.

Như vậy tiền hưởng chế độ thai sản hoàn toàn không phải đóng thuế TNCN, người lao động hoàn toàn có thể yên tâm và không cần lo lắng khi điều kiện kinh tế còn khó khăn. Mức hưởng trợ cấp thai sản sẽ căn cứ vào mức đóng bảo hiểm xã hội và mức lương cơ sở tại thời điểm sinh.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply