Gửi tiết kiệm là một lựa chọn đầu tư an toàn không chỉ dành cho cá nhân mà còn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi họ đứng trước quyết định về việc đầu tư tài chính.


Về việc xem xét xem liệu lãi suất từ tiền gửi tiết kiệm có phải chịu thuế hay không, điều này phụ thuộc vào người sở hữu tài khoản tiết kiệm, có phải là cá nhân hay doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Đối với cá nhân:

Theo Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có quy định về 16 loại thu nhập được miễn thuế, trong đó có một khoản là “Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.”

Ngoài ra theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này
.”

Do vậy theo quy định nêu trên tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

2. Đối với doanh nghiệp:

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế- Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TN

* Các khoản thu nhập khác

Theo Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, được điều chỉnh bởi điều 5 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thuộc các khoản thu nhập khác chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này áp dụng đối với các trường hợp, như:

– Thu nhập khác là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà thu nhập này không thuộc lĩnh vực kinh doanh đăng ký của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.​
– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.​
– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.​

* Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) như sau:

– Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.

– Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.

Do đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm của họ. Hiện nay, mức thuế suất cho thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, với mức thuế suất là 20%.

Như vậy, theo quy định hiện hành, cá nhân không phải chịu Thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lãi từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tiền lãi từ tiền gửi của họ.

* Vướng mắc về thuế TNDN với khoản lãi tiền gửi ngân hàng chưa đáo hạn

Tại Công văn 57306/CTHN-TTHT, Cục Thuế TP. Hà Nội có giải đáp như sau:

Căn cứ các quy định nêu trên, pháp luật thuế TNDN không quy định việc xác định khoản thu nhập dự kiến thu được nhưng chưa thực tế phát sinh được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế.

Trường hợp doanh nghiệp thực tế phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của kỳ tính thuế thực tế phát sinh thu nhập theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) nêu trên.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply