Thuế, hoá đơn, chứng từ là những tài liệu quan trọng nhằm thực hiện nghĩa vụ công dân với nhà nước trong hoạt động kinh doanh. Ở một số trường hợp, việc thực hiện nghĩa vụ này có những sai sót gây ảnh hưởng và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy quy định về việc xử lý hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn năm 2023 như thế nào?

  1. Thế nào là vi phạm về thuế, hoá đơn?

Hành vi vi phạm về thuế, hoá đơn là những hành vi thực hiện sai lệch hoặc không thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến vấn đề thuế, hoá đơn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Luật Quản lý thuế năm 2019, hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định thành các nhóm riêng biệt, cụ thể như sau:

– Hành vi vi phạm thủ tục thuế, bao gồm các hành vi liên quan đến thủ tục thuế như: thời gian đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký thuế; thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế; hành vi kê khai sai, không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành vi vi phạm việc cung cấp thông tin nghĩa vụ thuế;…

– Hành vi vi phạm thuế, hoá đơn dẫn đến việc thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hoặc không thu. Hành vi này được thể hiện thông qua một số hành vi cụ thể như: khai sai căn cứ tính thuế; hành vi nộp hồ sơ xác định sai số liệu; hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp,…

– Hành vi vi phạm nghĩa vụ nộp thuế (trốn thuế). Bao gồm các hành vi như: không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không xuất hoá đơn khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp; cố ý không kê khai hoặc khai sai thuế với hàng hoá xuất-nhập khẩu;…

Ngoài ra, vi phạm trong lĩnh vực thuế, hoá đơn còn được thể hiện qua các hành vi sau đây:

– Vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực quản lý thuế.

– Vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong lĩnh vực quản lý thuế.

– Vi phạm hành chính về lĩnh vực phí, lệ phí và hoá đơn trong việc quản lý thuế.

  1. Các nguyên tắc áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính thuế, hoá đơn

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nguyên tắc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:

– Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

– Nguyên tắc xử lý theo từng hành vi vi phạm. Xử phạt vi phạm được thực hiện theo nguyên tắc xử lý đúng người, đúng tội. Cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt theo từng hành vi vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn. Tuy nhiên, một số trường hợp xử phạt theo khung cao nhất theo Khoản 3, Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Theo đó:

  • Trường hợp 1: Người nộp thuế cùng một thời điểm khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung tiền cao nhất trong nhóm các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần.
  • Trường hợp 2: Người nộp thuế cùng một thời điểm chậm nộp nhiều hồ sơ kê khai thuế của nhiều kỳ tính thuế cùng một thuế sắc thì xử phạt vi phạm hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần.
  • Trường hợp 3: Người nộp thuế cùng một thời điểm chậm nộp nhiều báo cáo, thông báo cùng loại về hoá đơn thì xử phạt vi phạm về một hành vi chậm nộp báo cáo, thông báo về hoá đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện và áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm nhiều lần.

Trường hợp 4: Sử dụng hoá đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

– Nguyên tắc thu tiền phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm thuế, hoá đơn. Căn cứ Khoản 5, Điều 5, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, với cùng một hành vi vi phạm hành chính thuế, hoá đơn thì tổ chức có mức phạt gấp 2 lần so với cá nhân. Trừ một số mức phạt tiền đối với những hành vi khai sai thuế, hành vi trốn thuế; hành vi vi phạm của ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp thuế được quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply