Rủi ro về thuế hay rủi ro về thuế suất là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tất cả các doanh nghiệp/tổ chức đều phải có trách nhiệm đối với Nhà nước về nghĩa vụ nộp thuế. Do vậy, rủi ro về thuế rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

  1. Rủi ro về thuế là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 204/2015/TT-BTC, rủi ro về thuế được định nghĩa như sau:

Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước của người nộp thuế. Rủi ro về thuế dẫn đến việc thất thu ngân sách Nhà nước trong quản lý thu thuế.

Để xác định rủi ro về thuế, cơ quan thuế sẽ có các tiêu chí đánh giá rủi ro. Các tiêu chí này là tiêu chuẩn được ban hành làm cơ sở để đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế. Thông qua tiêu chí đánh giá nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với người nộp thuế trong từng thời kỳ.

Xác định rủi ro về thuế là việc cơ quan thuế sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và ứng dụng CNTT dựa theo tiêu chí quản lý rủi ro đã được xác định để dự đoán tần suất và hậu quả của rủi ro (nếu có).

  1. Tại sao phải quản lý rủi ro về thuế

Các cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật. Đồng thời phòng chống, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.

Trong quản lý thuế của người nộp thuế, phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và phân loại các trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế. Cơ quan thuế sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp/tổ chức đảm bảo tuân thủ pháp luật về thuế.

Việc đánh giá rủi ro được căn cứ vào các quy định của pháp luật, quy định, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế. Đánh giá rủi ro được dựa trên các tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống CSDL về người nộp thuế” của Tổng cục thuế.

  1. Nguyên nhân gây ra rủi ro về thuế

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm: Kiến thức và kinh nghiệm là các yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ về thuế. Đây là một trong những lý do dễ dẫn đến các sai sót, rủi ro về thuế. Việc nhân viên không đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm hay không cập nhật các quy định mới về thuế có thể dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp nộp thuế.

Doanh nghiệp chuyển trụ sở chính: Vì nhiều nguyên nhân mà một số doanh nghiệp, công ty tiến hành chuyển trụ sở chính. Việc tìm kiếm, sắp xếp lại sổ sách, chứng từ cũ có thể gây ra rủi ro về thuế cho các doanh nghiệp.

Không có hệ thống lưu trữ giấy tờ chuyên nghiệp: Không chỉ việc di chuyển văn phòng, địa điểm làm việc có thể dẫn đến việc thất lạc giấy tờ. Các doanh nghiệp không có quy trình, hệ thống lưu trữ chứng từ chuyên nghiệp có thể dẫn đến việc nhầm lẫn, thất lạc kéo theo thiếu thông tin căn cứ để làm báo cáo thuế.

Các loại rủi ro thuế phổ biến

Bị tính thuế nhiều hơn mức phải nộp: Đa phần liên quan đến việc doanh nghiệp không đáp ứng những điều kiện hay các yêu cầu của cơ quan thuế. Ví dụ, doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về thuế hoặc buộc phải chấp nhận trước thực tế công việc kinh doanh của mình

Bị xử phạt: Trong trường hợp doanh nghiệp hiểu sai hay làm sai các quy định của luật về thuế thì có nguy bị xử phạt khá cao. Điều này có thể xảy ra tại bất cứ khi nào, đối với công ty nào.

Bị ấn định thuế: Đây là trường hợp thay vì được chủ động kê khai nộp thuế thì doanh nghiệp phải nộp số thuế nhất định theo quy định của Cơ quan thuế. Các trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế được quy định tại Luật Quản lý thuế 2019.

Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như:

– Không đăng ký, khai thuế hay nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu từ cơ quan thuế;

– Kê khai, phản ánh không đủ, không trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế hoặc số liệu trong sổ kế toán;

– Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định nghĩa thuế phải nộp của doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp không chấp hành các quyết định về thanh tra, kiểm tra thuế;

– Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để trốn nghĩa vụ thuế;

Và các trường hợp khác được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản liên quan.

  1. Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn và thuế GTGT

Tổng cục Thuế đã chỉ ra 25 dấu hiệu doanh nghiệp/tổ chức có rủi ro về hóa đơn và hoàn thuế GTGT được quy định trực tiếp tại Công văn 1873/TCT-TTKT năm 2022. Các doanh nghiệp được cho là có dấu hiệu xảy ra rủi ro về thuế:

– Thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện đồng thời chuyển trụ sở, địa điểm kinh doanh;

– Doanh nghiệp mới thành lập có địa điểm kinh doanh không cố định hoặc chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 1 – 2 năm hoạt động;

– Chuyển địa điểm kinh doanh sau khi có Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

– Được thành lập do các cá nhân có quan hệ gia đình cùng tham gia góp vốn;

– Người đại diện pháp luật, Giám đốc có công ty đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn do Cơ quan thuế thông báo;

– Thành lập nhiều năm nhưng không phát sinh doanh thu, sau đó bán lại hoặc chuyển nhượng cho người khác;

– Không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên và khoáng sản;

– Có hàng hóa bán ra và mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng;

– Chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký;

– Mua bán hay sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng;

– Kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng, xăng dầu, nông lâm sản và có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn);

– Doanh thu tăng đột biến;

– Doanh thu lớn nhưng có kho hàng không tương xứng, không có kho hàng và không phát sinh chi phí thuê kho;

– Doanh thu kê khai từ hoạt động bán hàng trên 10 tỷ nhưng số thuế phát sinh phải nộp dưới 100 triệu (đồng);

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply