Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.  Vậy thanh tra thuế cần chuẩn bị những gì?

  1. Thanh tra thuế là gì?

Thanh tra thuế là hoạt động chỉ được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế.

Việc thanh tra không được thực hiện thường xuyên mà chỉ được lên kế hoạch thực hiện định kỳ đối với một số đối tượng nhất định trong các trường hợp sau: (Theo Điều 113 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14):

  • Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như: trốn thuế, gian lận thuế
  • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
  • Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
  • Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
  1. Một số quy định về thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

* Căn cứ Pháp luật:

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Các văn bản hướng dẫn thực hiện

* Thời gian, tần suất đoàn thanh kiểm tra thuế tới doanh nghiệp làm việc

Luật Quản lý thuế không quy định cụ thể bao nhiêu lâu sẽ tiến hành thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp 1 lần.

Điều 110 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH 14 quy định các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế (chi tiết các bạn tìm đọc).

Các doanh nghiệp thông thường thuộc trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề nên sẽ thực hiện thanh kiểm tra thuế không quá 1 lần trong 1 năm.

Thường lệ, vào cuối năm, các chi cục thuế sẽ lên danh sách những doanh nghiệp năm tới thuộc diện phải thanh tra, quyết toán thuế. Đối tượng được lựa chọn dựa trên kết quả phân tích trên các phần mềm quản lý rủi ro của cơ quan thuế nhưng chủ yếu sẽ là những doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, tiếp đó là những doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, siêu nhỏ…

Các trường hợp thanh tra thuế (Điều 113 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH 14)

* Nhận Quyết định thanh kiểm tra của cơ quan thuế

Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế (tại khoản 2, khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế).

Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế (tại khoản 3, khoản 4 Điều 114 Luật Quản lý Thuế).

Kể từ lúc nhận được quyết định thanh – kiểm tra thuế, đến trước khi kết quả được công bố, người nộp thuế có thể làm văn bản đề nghị lùi thời gian tiến hành kiểm tra nếu có lý do chính đáng và thuyết phục.

  1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

3.1 Trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra

  • Rà soát lại toàn bộ hồ sơ thuế
  • Lưu ý các khía cạnh pháp lý, giấy phép liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp
  • Kê khai điều chỉnh (nếu có) trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra
  • Cập nhật thông tin về lý do và chủ đề mà cơ quan thuế sẽ kiểm tra
  • Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đầy đủ trước khi thanh, kiểm tra thuế
  • Thông báo tới các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp
  • Cân nhắc về việc mới các chuyên gia tư vấn thuế tham gia.

3.2 Trong thời gian diễn ra thanh, kiểm tra thuế

  • Chỉ định nhân viên đủ kinh nghiệm làm việc với đoàn thanh, kiểm tra thuế
  • Giữ bình tĩnh giải trình các vấn đề
  • Tránh đối đầu, cố gắng giải quyết để thông qua đối thoại
  • Cân nhắc thương lượng và chấp nhận giải pháp có lợi cho cả hai bên
  • Tham vấn ý kiến của ban lãnh đạo công ty hoặc đơn vị tư vấn hoặc cả hai
  • Thảo luận trước với cán bộ thuế về việc có thể khiếu nại kết quả thanh kiểm tra thuế.

3.3 Sau khi kết thúc thanh, kiểm tra thuế

  • Rà soát kỹ lưỡng các “biên bản” và cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn thuế
  • Quyết định những điều chỉnh nào có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận
  • Chuẩn bị ý kiến để đưa vào biên bản và ký biên bản đúng hạn, nộp đơn xin gia hạn
  • Nếu vẫn còn vấn đề tranh chấp, cân nhắc đưa ý kiến bảo lưu trong biên bản
  • Cân nhắc xin hướng dẫn từ Tổng cục Thuế/Bộ Tài chính
  • Khi đã có quyết định của cơ quan thuế, nên nộp tiền thuế truy thu, các khoản phạt trong khi tiến hành thủ tục khiếu nại để tránh lãi phạt chậm nộp
  • ​Nộp đơn khiếu nại đúng thời hạn (trong vòng 90 ngày cho khiếu nại lần đầu và 30 ngày cho khiếu nại lần 2). ​

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply