Khi có nhu cầu xúc tiến hoạt động kinh doanh, thương mại, các doanh nghiệp có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên dưới hình thức khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh. Vậy tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên là gì?

  1. Khuyến mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Trong đó, thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

  1. Thế nào là chương trình khách hàng thường xuyên trong công ty

Chương trình khách hàng thường xuyên là một chiến lược marketing hướng tới nhóm khách hàng đã mua nhiều lần các mặt hàng hoặc sử dụng dịch vụ do công ty cung ứng ra thị trường. Khi người tiêu dùng mua/sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đến một mức độ nhất định, công ty sẽ cung cấp những lợi ích hữu hình hoặc vô hình để giữ chân khách hàng.

Những chiến lược xây dựng chương trình khách hàng thường xuyên hay gặp trên thị trường:

+ Giảm giá, tích lũy điểm, hoặc tặng các coupon/voucher;

+ Mua sắm hoàn tiền;

+ Phân cấp khách hàng;

….

Theo quy định hình thức khuyến mại này được thực hiện trên các căn cứ trên số lượng hoặc giá trị mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác. Bởi vậy đây được xem là một hình thức tri ân khách hàng lớn, thường xuyên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Hình thức này cũng là một trong số các hình thức khuyến mại không bị giới hạn giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Khi thực hiện hình thức này, thương nhân phải tuân theo các quy định tại điều 14 Nghị định số 81/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại như: Nội dung thông tin được thể hiện và lưu trữ trên thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức tương đương. .

  1. Chương trình khách hàng thường xuyên có phải đăng ký

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức:

– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

  1. Nội dung thẻ thông tin khách hàng thường xuyên

– Nội dung thông tin được thể hiện và lưu trữ trên thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức tương đương phải bao gồm:

+ Tên thẻ, phiếu và thông tin về khách hàng (họ và tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu);

+ Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên. Trong trường hợp không thể hiện đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;

+ Số lượng, trị giá hàng hóa do khách hàng mua phải thể hiện rõ trong thông tin của thẻ, phiếu để làm căn cứ xác định lợi ích mà khách hàng được tặng thưởng; điều kiện chi tiết về số lượng, trị giá hàng hóa, dịch vụ do khách mua, sử dụng để được nhận thưởng.

  1. Doanh nghiệp có phải công khai thông tin khi tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên không?

Theo Khoản 1 Điều 97 Luật Thương mại 2005, doanh nghiệp phải công khai thông tin về chương trình khách hàng thường xuyên. Những nội dung cần công khai gồm:

– Tên chương trình;

– Giá cung ứng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan;

– Tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp tổ chức;

– Thời gian diễn ra chương trình, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;

– Nếu lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với các điều kiện cụ thể: điều kiện, nội dung cụ thể của các điều kiện đi kèm chương trình khách hàng thường xuyên.

– Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu đối với các hình thức khuyến mại.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply