Tiền lương luôn là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi người. Quỹ dự phòng tiền lương trong giai đoạn hiện nay vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Trích lập quỹ dự phòng tiền lương là điều nên làm trong mỗi doanh nghiệp để nhằm hạn chế những rủi ro.

  1. Mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Quỹ dự phòng tiền lương được hiểu cơ bản chính là quỹ dùng để nhằm mục đích bổ sung vào quỹ tiền lương của năm liền kề, nhằm mục đích để có thể đảm bảo việc trả lương cho các đối tượng là những người lao động không bị gián đoạn.

Quy định tại khoản 2, điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC

  1. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.”

Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.”

Theo đó:

  • Mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương do doanh nghiệp tự quyết định nhưng không quá 17% quỹ lương thực hiện
  • Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán và không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng năm trước chi cho quyết toán.
  • Sau khi trích lập quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
  • Quỹ dự phòng tiền lương phải được chi hết trong vòng 6 tháng sau khi trích lập.

Tham khảo công văn số 1316/CT-TTHT ngày 09/02/2018 của Cục Thuế TP.HCM:

“Trường hợp Tổng Công ty theo trình bày, năm 2017 tiền lương thực tế đã chi trả tính đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán năm 2017 là 650 tỷ đồng (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm 2016 chi trong năm 2017) thì Tổng Công ty được trích dự phòng quỹ tiền lương để trả cho năm 2018 không quá 17% trên 650 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.”

  1. Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương

2.1. Khi trích lập dự phòng phải trả khác

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 352 – Dự phòng phải trả

2.2. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

Có các TK 334…

2.3. Khi lập Báo cáo tài chính

Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:

– Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí. Ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 352 – Dự phòng phải trả

– Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí. Ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply