Để thể hiện đúng đồng tiền trên hóa đơn điện tử thì kế toán cần xác định trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ? Cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

  1. Khái niệm ngoại tệ là gì?

Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 07/2012/TT-NHNN định nghĩa ngoại tệ là đồng tiền của các quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc là đồng tiền chung châu  và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc và và được sử dụng trong khu vực nhất định. Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì ngoại tệ là một loại của ngoại hối, cụ thể ngoại hối bao gồm các loại như sau:

– Ngoại tệ (được định nghĩa theo khái niệm như trên);

– Các phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ khác;

– Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối của Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới các dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp được mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

– Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

  1. Trường hợp nào được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ?

Về nguyên tắc, đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ” ngoại trừ một số trường hợp doanh nghiệp được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN:

– Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất (không gồm cung cấp dịch vụ);

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Doanh nghiệp nhận ủy thác xuất, nhập khẩu;

– Doanh nghiệp bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

– Chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế/gói thầu dầu khí;

– Kinh doanh hàng miễn thuế bán trong cửa hàng miễn thuế;

– Cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan;

– Doanh nghiệp chế xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Doanh nghiệp chế xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất khác.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp mới được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ.

  1. Xác định tỷ giá ngoại tệ ghi trên hóa đơn

Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

  1. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn

c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).

– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

Theo đó, nếu thuộc trường hợp được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ.

Đồng thời, người bán phải ghi tỷ giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam trên hóa đơn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC, tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán. Đối chiếu với quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 53/2016/TT-BTC:

– Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản; hoặc

– Doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

Trong đó,

– Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình.

– Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày/tuần/tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply