Có nhiều phương pháp tính thuế cho hộ kinh doanh, một trong những phương pháp tính thuế phổ biến đó là phương pháp khoán. Trong một số trường hợp, hộ kinh doanh sẽ được miễn giảm thuế khoán nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Vậy hộ kinh doanh được miễn thuế trong trường hợp nào?

  1. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

  1. Quy định về phương pháp thuế khoán cho hộ kinh doanh

Thuế khoán là phương pháp tính thuế hộ kinh doanh phải nộp theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế ấn định. Thuế khoán hộ kinh doanh áp dụng với:

  • Hộ kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán.
  • Hộ kinh doanh không thực hiện đúng quy định về kê khai doanh thu nên bị ấn định thuế theo hình thức khoán doanh thu.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC) quy định về phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo đó:

  • Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
  • Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: Hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
  1. Hộ kinh doanh phải nộp thuế nào trong năm 2023?

3.1 Lệ phí môn bài

Tùy theo doanh thu của hộ kinh doanh mà mức nộp lệ phí môn bài khác nhau như sau:

Doanh thu Lệ phí môn bài
Nếu doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1,000,000 đồng/năm
Nếu doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500,000 đồng/năm
Nếu doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300,000 đồng/năm
Nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm Miễn nộp

Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

– Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh đang hoạt động chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.

+ Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.

3.2. Thuế giá trị gia tăng

Hộ kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng khi có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Công thức tính thuế giá trị gia tang

Tỷ lệ thuế thuế thu nhập cá nhân tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, cụ thể:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 1%;
  • Hoạt động cho thuê tài sản, làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp: 5%.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân: chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

Ngoài ra, hộ kinh doanh có thể phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường nếu có kinh sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.

  1. Những Hộ Kinh Doanh Được Miễn Thuế

Theo quy định, hộ kinh doanh áp dụng phương pháp khoán để tính thuế được miễn giảm thuế trong các trường hợp sau:

4.1 Các trường hợp được miễn thuế khoán môn bài

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC theo đó, Các trường hợp được miễn thuế khoán môn bài hộ kinh doanh gồm:

  • Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Hộ gia đình sản xuất muối.
  • Hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với: Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý: Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh thì văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh đều được miễn lệ phí môn bài.

4.2 Các trường hợp được miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ghi nhận về việc nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Như vậy, có thể thấy, chỉ những hộ kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì mới phải nộp thuế khoán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Hộ kinh doanh nào có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì được miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Trong đó, doanh thu tính thuế khoán hộ kinh doanh được xác định như sau:

Đối với các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp (thuộc trường hợp chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền gia công, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả:

  • Các khoản hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mãi, thưởng, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, chi phí hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Các khoản phụ thu, trợ giá, phí thu thêm được hưởng theo quy định.
  • Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng hay các khoản bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN).
  • Các nguồn doanh thu khác mà cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có được không phân biệt thu được tiền hay chưa.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply