Việc kinh doanh, bán hàng online ngày càng trở nên phổ biến và tiện ích đối với khách hàng. Vậy người bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời nhé.

  1. Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử:

“Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.”

Như vậy trường hợp bán hàng online qua mạng xã hội (tự phát, không có cửa hàng) thì không cần phải đăng ký kinh doanh với Bộ công thương.

Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng online có cửa hàng và hoạt động thường xuyên thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh.

  1. Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”

Theo đó, nếu việc kinh doanh của bạn thuộc phạm vi nêu trên tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không phải đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp :

“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Theo đó, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và mức thu nhập cụ thể của bạn để xác định chính xác vấn đề có phải đăng ký kinh doanh hay không.

  1. Bán hàng online có phải nộp thuế không?

Quy định về nộp thuế đối với bán hàng online:

– Trường hợp cá nhân kinh doanh online tự phát, không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh thì chỉ cần đăng ký mã số thuế cá nhân để kê khai thuế

– Trường hợp cá nhân bán hàng online có cửa hàng, đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Các loại thuế bao gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

  1. Trách nhiệm của những người bán hàng online trên mạng xã hội

Theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của người bán hàng online qua mạng xã hội như sau:

– Người bán cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin khi đăng ký sử dụng dịch vụ và thông tin về hàng hóa khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử.

– Tuân thủ theo các quy định về đặt hàng trực tuyến

– Cung cấp thông tin về bán hàng, kinh doanh khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tuân thủ theo quy định của pháp luật

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế

Việc thực hiện đầy đủ và đúng các trách nhiệm của người bán hàng online sẽ đảm bảo tính minh bạch, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy bán hàng online trên mạng xã hội không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định và trách nhiệm liên quan.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply