Khi nói đến việc nộp thuế khoán, nhiều doanh nghiệp và cá nhân thường gặp khá nhiều thắc mắc, đặc biệt là về việc có xuất hóa đơn hay không. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện đúng quy định pháp luật và tránh rủi ro phát sinh sau này. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về việc nộp thuế khoán có xuất hóa đơn không, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

  1. Thuế khoán là gì?

Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, do mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế trên cơ sở hồ sơ tự khai của người nộp thuế, ý kiến tư vấn Hội đồng tư vấn thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

– Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.

– Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.

Dựa vào các quy định trên, thuế khoán có thể được hiểu là loại thuế tính theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định, áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

(Theo khoản 7, 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC).

  1. Các trường hợp phải nộp thuế khoán

Chi cục thuế nơi cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh làm nơi kinh doanh buôn bán tại đó xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật quản lý thuế 2006 đối với các trường hợp sau đây:

Đối với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh buôn bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không làm thủ tục đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, mô hình nhỏ, chi cục thuế cũng sẽ áp thuế khoán.

  1. Mức thuế khoán được tính dựa trên những cơ sở nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật quản lý thuế 2006, mức thuế khoán được xác định như sau:

Chi cục thuế nơi hộ kinh doanh, cá nhân đang kinh doanh căn cứ vào tài liệu kê khai mức thu nhập của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán áp phù hợp với định mức thu nhập.

Thuế áp dụng cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh, phải chịu như sau: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

– Thuế môn bài: đóng 1 năm 1 lần vào đầu năm hoặc vào thời điểm thành lập hộ kinh doanh, nếu thành lập hộ kinh doanh vào 6 tháng đầu năm hoặc vẫn hoạt động, hộ kinh doanh đóng đủ thuế môn bài 1 năm tương ứng trên mức doanh thu theo quy định của pháp luật, nếu thành lập hộ kinh doanh vào 6 tháng cuối năm hộ kinh doanh đóng thuế cho nửa năm cuối tương ứng với một nửa mức thuế môn bài cho cả năm dựa trên doanh thu bình quân năm. Cách tính thuế môn bài căn cứ theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP được tính dựa trên doanh thu bình quân năm: Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, mức thuế môn bài sẽ là 300.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng mức thuế môn bài sẽ là 500.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng mức thuế môn bài sẽ là 1.000.000 đồng/ năm. Như vậy, theo điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Để xác định mức thuế khoán hộ kinh doanh phải nộp với hai loại thuế này dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

Với cách tính thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng có thể dựa trên công thức sau:

Số thuế GTGT/TNCN = Doanh thu tính thuế GTGT/TNCN x Tỷ lệ thuế GTGT/TNCN

Trong đó: Doanh thu tính thuế GTGT/TNCN xác định dựa trên những nguồn thu sau: tổng tiền bán hàng, tiền gia công hàng hóa, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nếu hộ kinh doanh không thể xác định được doanh thu tính thuế hoặc trên thực tế mức doanh thu không tương xứng với khoản xác định của hộ kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế theo cách tính trên.

Mức tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu được xác định trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC như sau: Ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa tỷ lệ % tính thuế GTGT là 1%, thuế suất thuế TNCN là 0,5%; Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ % tính thuế GTGT là 5%, thuế suất thuế TNCN là 2%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ % tính thuế GTGT là 3%, thuế suất thuế TNCN là 1,5%; Hoạt động kinh doanh khác tỷ lệ % tính thuế GTGT là 2%, thuế suất thuế TNCN là 1%.

Nếu cá nhân, hộ kinh doanh kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân phải tự kê khai và tính thuế dựa trên tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp với từng lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang kinh doanh, lấy tỷ lệ % ngành nghề dựa vào quy định trên. Trường hợp không tính được cụ thể doanh thu tính thuế của từng ngành nghề hoặc xác định không chuẩn xác với thực tế kinh doanh thì có quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng ngành nghề kinh doanh theo quy định phân tích ở trên về quản lý thuế.

  1. Hộ kinh doanh theo phương pháp thuế khoán có xuất hóa đơn được không?

Hóa đơn bán hàng là tài liệu dùng để ghi nhận việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho cá nhân và tổ chức theo phương pháp trực tiếp tính thuế. Hóa đơn bán hàng có vai trò quan trọng trong việc hạch toán kế toán và quản lý thuế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thuế trở nên đơn giản hơn.

Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán (hộ khoán) không bắt buộc thực hiện chế độ kế toán. Trong trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ, họ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi yêu cầu cấp và bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Đặc biệt, đối với hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu hoặc chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, họ phải lưu trữ hóa đơn, chứng từ hợp đồng và hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp, và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán (hộ khoán) có nhu cầu sử dụng hóa đơn sẽ nhận được hóa đơn điện tử có mã từ cơ quan thuế sau khi hộ khoán kê khai và nộp thuế theo quy định.

Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ – CP là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2020/TTBTC.

Trong trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp và bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ, hộ khoán cần thực hiện khai thuế từng lần phát sinh và sử dụng tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2020/TT-BTC. Đồng thời, họ phải xuất trình và nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

– Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong cùng ngành nghề của hộ khoán.

– Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

– Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ, bao gồm bảng kê thu mua hàng nông sản nếu đó là hàng hóa nông sản trong nước, bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu đó là hàng cư dân biên giới nhập khẩu, hóa đơn của người bán hàng giao nếu đó là hàng hóa nhập khẩu từ tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh trong nước, và các tài liệu khác để chứng minh nếu đó là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp.

Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu và xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Đối với hóa đơn điện tử, hộ kinh doanh là hộ khoán và có nhu cầu sử dụng hóa đơn, họ cần gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã từ cơ quan thuế theo Mẫu số 06/ĐN-PSĐT qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (theo địa chỉ: hoadondientu.gdt.gov.vn). Sau đó, họ sẽ nhận được cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh từ cơ quan thuế và phải nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn.

Tóm lại, hộ kinh doanh theo phương pháp thuế khoán vẫn có thể xuất hóa đơn, tuy nhiên, phải thực hiện việc lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, và hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi yêu cầu cấp và bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply