Căn cứ tại Chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công văn 133/TCT-TTKT ngày 23/11/2022 về việc triển khai rà soát, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nghi vấn rủi ro cao; Phụ lục 524 doanh nghiệp theo Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023; Công văn 1475/CQQCSĐT-ĐTKT ngày 02/04/2021 của Cơ quan CSĐT Công An Quận Bình Tân và các công văn chỉ đạo khác của cơ quan thuế.

1. Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro, vi phạm là gì?

Căn cứ tại Quyết định 78/QĐ-TCT năm 2023 Tổng cục Thuế ban hành Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.

Theo Quyết định số 78/QĐ-TCT, Bộ CSTC gồm 3 nhóm:

  • Nhóm 1 là nhóm các CSTC xác định NNT chuyển từ sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế sang HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Trường hợp nếu NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong các CSTC này thì NNT sẽ phải chuyển đổi áp dụng từ sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế sang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.
  • Nhóm 2 là nhóm các CSTC xác định NNT có dấu hiệu rủi ro phải thực hiện rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn. Nhóm CSTC này là nhóm CSTC áp dụng phương pháp tính điểm, xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó lựa chọn số lượng NNT để đưa ra danh sách NNT cần rà soát, kiểm tra xác định vi phạm về hóa đơn nói riêng và vi phạm về thuế nói chung.
  • Nhóm 3 là nhóm các CSTC tham khảo xác định NNT có dấu hiệu rủi ro phải thực hiện rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn. Trường hợp NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong các tổ hợp CSTC này thì sẽ lựa chọn NNT để đưa vào danh sách NNT cần rà soát, kiểm tra mà không qua chấm điểm rủi ro.

Điển hình là mới đây, Chi cục thuế TP. Thủ Dầu Một thuộc Cục Thuế Bình Dương đã có Công văn 3379/CCT-KT2 ngày 12/6/2023 về việc cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu, rủi ro cao về thuế, hóa đơn. Xem chi tiết bài viết ở đây:

https://vinatas.com.vn/chi-cuc-thue-tp-thu-dau-mot-thong-bao-danh-sach-742-doanh-nghiep-rui-ro-ve-hoa-don-thue/

Trong đó, cơ quan thuế nêu trường hợp cụ thể về dấu hiệu rủi ro của doanh nghiệp gồm:

(1) Tình trạng hoạt động của công ty: Công ty đã thông báo giải thể và nộp đơn xin quyết toán giải thể nhưng cơ quan thuế không liên lạc được để hoàn tất thủ tục.

(2) Thông tin về tình hình kê khai thuế GTGT: Từ khi thành lập đến khi giải thể thì doanh thu tăng đột biến, giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra so với gái trị hàng hoá mua vào, thuế GTGT đầu vào chênh lệch rất ít dẫn đến số thuế phải nộp phát sinh rất thấp.

(3) Tình hình phát hành, sử dụng hóa đơn: Qua rà soát tình hình sử dụng hóa đơn điện tử và hồ sơ khai thuế GTGT đã nộp thì:

  • Số lượng hóa đơn sử dụng nhiều trong thời gian ngắn
  • Từ khi thành lập đến khi giải thể, doanh thu tăng đột biến, giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra so với gái trị hàng hoá mua vào, thuế GTGT đầu vào chênh lệch rất ít dẫn đến số thuế phải nộp phát sinh rất thấp.
  • Có chênh lệch doanh thu kê khai trên hồ sơ khai thuế GTGT và doanh thu trên ứng dụng hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan thuế đã thông báo về việc công ty/người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Khi nhận thấy có các dấu hiệu doanh nghiệp rủi ro, cơ quan thuế có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để tiến hành điều tra.

2. Dính líu đến các doanh nghiệp rủi ro, bán hóa đơn khống thì doanh nghiệp phải giải trình là phù hợp?

Trước đó, theo Thông cáo báo chí số 10/2023 của Tổng cục Thuế ngày 11/7/2023, nhằm thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN nhất là các DN vừa và nhỏ thay cho việc phải tiến hành thanh tra, kiểm tra tại DN thì:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019 cơ quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế;

Căn cứ khoản 8 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định NNT có trách nhiệm chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023 để khuyến cáo các DN có hóa đơn đầu vào của 524 doanh nghiệp bán hóa đơn không hợp pháp để chủ động rà soát và loại trừ các hóa đơn không hợp pháp, không có hàng hóa kèm theo để điều chỉnh kê khai, hạch toán đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Tại Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định trách nhiệm, quyền lợi của người nộp thuế liên quan đến hóa đơn như sau:

– Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.

– Trường hợp phát hiện sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Dựa trên các quy định pháp luật thuế, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế địa phương thông báo mời doanh nghiệp liên quan đến các nghiệp có rủi ro cao nêu trên để chứng minh việc sử dụng hóa đơn là hợp pháp.

Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng nhấn mạnh việc giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản là lựa chọn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hóa đơn mua bán hàng hóa phù hợp với thực tế giao dịch thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định hiện hành.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply