Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên được áp dụng từ năm 2009. Tuy nhiên, một số trường hợp người mua thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, không chuyển khoản. Vậy trường hợp này có rủi ro gì không?

  1. Quy định về thuế GTGT đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng

Căn cứ theo Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài Chính có quy định về trường hợp hóa đơn đầu vào trên 20 triệu.

Cụ thể, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi các hóa đơn có giá trị 20 triệu trở lên có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, tức là phải được chuyển khoản qua ngân hàng. Quy định này không áp dụng đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng; hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng với mức giá đã có thuế GTGT và trường hợp hóa đơn mua vào đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

  1. Quy định về thuế TNDN đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng

Căn cứ theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1.. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Bộ Tài Chính quy định, các khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng trở lên, để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý thì bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho bên bán.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán có quyết không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”

=> Dựa vào các quy định trên, đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu, để được áp dụng khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí, bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.

  1. Tổng các hóa đơn trong ngày lớn hơn 20 triệu có được thanh toán tiền mặt không?

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung điều 15 trường hợp nhiều hóa đơn trong ngày có giá trị dưới 20 triệu nhưng tổng các hóa đơn trên 20 triệu được quy định như sau:

– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Cần lưu ý rằng, nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply