Thanh tra thuế, kiểm tra thuế là những hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở nguyên tắc được quy định tại pháp luật. Vậy thanh tra thuế là gì? Ngành nghề nào sẽ bị chú trọng thanh tra thuế?

  1. Thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì?

Theo luật pháp nước ta quy định, việc thanh tra thuế hay kiểm tra thuế là những hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với giao dịch, hoạt động liên quan tới những khoản thu nhập phát sinh ra thuế. Như vậy thanh tra thuế, kiểm tra thuế được định nghĩa như sau:

Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên, mang tính nhiệm vụ, nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên những hồ sơ khai thuế của đối tượng cần nộp thuế. Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính xác thực của những thông tin trong hồ sơ khai thuế, yêu cầu bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc sai sót, từ đó đánh giá được mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Đối với trường hợp kiểm tra thuế ở mức độ cao hơn, tính nghiệp vụ hoàn thiện hơn thì được định nghĩa là thanh tra thuế. Thanh tra thuế là hoạt động được diễn ra theo định kỳ đối với những tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng, hoặc người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc thanh tra thuế nhằm giải quyết những tố cáo, khiếu nại từ những thông tin được cung cấp bởi thủ trưởng cơ quan thuế hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.

  1. Trường hợp nào thì thanh tra thuế?

Căn cứ theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau:

“Điều 113. Các trường hợp thanh tra thuế

  1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
  2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
  3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
  4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.”

Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp được quy định trên đây thì cơ quan, người có thẩm quyền mới được tiến hành thanh tra thuế.

  1. Định hướng thanh tra, kiểm tra lĩnh vực thuế năm 2023

Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 10039/BTC-TTr ngày 03/10/2022 về hướng dẫn, định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023. Trong đó, đối với lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách gây thất thoát tiền của ngân sách nhà nước…

Theo đó, Công văn 10039/BTC-TTr định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023 đối với Tổng cục Thuế như sau:

* Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng

Tăng cường quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách gây thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước; thanh tra hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có hoàn thuế lớn, các doanh nghiệp có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, AI để đối chiếu, kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa đơn… Thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà nước.

* Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dư địa thu lớn

Yêu cầu tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro cao như: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; bất động sản; hạ tầng; khu công nghiệp; Công ty xổ số kiến thiết; kinh doanh dịch vụ cảng; xây dựng; sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng; doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông; khai thác vàng; sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; kinh doanh bán lẻ; sản xuất, kinh doanh phân bón; sản xuất kinh doanh sản phẩm từ nhựa; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử; Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước; các tập đoàn, tổng công ty, công ty có phát sinh số thu nộp thuế lớn; các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế; các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án, chia tách, sáp nhập; Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm. Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn; các doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế và các doanh nghiệp có nguồn thông tin rủi ro từ cơ quan Hải quan chuyển sang; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế theo các Luật thuế và Hiệp định.

* Kiểm tra nội bộ ngành Thuế

Đối với công tác kiểm tra nội bộ của ngành Thuế, tập trung thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan Thuế; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng; Kiểm tra công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Kiểm tra công tác cấp, bán, sử dụng hóa đơn. Kiểm tra tính liêm chính của công chức thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; công tác quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí; việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013; Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; Công tác kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra, Công văn 10039/BTC-TTr còn đề cập đế kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2023 với Tổng cục Hải quan, Kho Bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply