Tạm ngừng kinh doanh là việc một công ty, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian này, doanh nghiệp không được thực hiện bất kỳ một hoạt động kinh doanh, sản xuất nào. Vậy trong thời gian tạm ngừng kinh doanh DN có bị thanh tra, kiểm tra thuế không?

  1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh nghĩa là tạm thời ngừng việc kinh doanh trong một thời gian ngắn, cụ thể là không được vượt quá 2 năm. Trong thời gian tạm ngưng hoạt động, doanh nghiệp không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào có tính chất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Sau khi hết thời hạn tạm ngừng đã có thông báo với cơ quan có thẩm quyền, nếu doanh nghiệp vẫn muốn kinh doanh thì sẽ được tiếp tục hoạt động. Còn nếu không muốn tiếp tục thì sẽ phải giải thể hoặc chuyển nhượng, những thủ tục này đều được pháp luật quy định cụ thể.

  1. Các trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế

– Trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế

  • Kiểm tra thuế tại trụ sở của các cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của doanh nghiệp nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ có trong hồ sơ thuế, tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra thuế ngay tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh các nội dung có trong hồ sơ thuế với các thông tin, các tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, các kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

– Trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

  • Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; thuộc diện kiểm tra sau hoàn thuế đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
  • Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần phải làm rõ, liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu.
  • Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp phải khai hải quan theo các quy định của pháp luật về hải quan.
  • Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề.
  • Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, của Thanh tra nhà nước, của các cơ quan khác có thẩm quyền.
  • Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp, trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển các địa điểm kinh doanh và những trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ các trường hợp giải thể, chấm dứt về hoạt động mà các cơ quan thuế không phải thực hiện về quyết toán thuế.

– Trường hợp thanh tra thuế:

  • Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
  • Giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
  • Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở các kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
  • Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, theo kết luận của Thanh tra nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền.
  1. Nghĩa vụ thuế khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh

Người nộp thuế trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật về thuế.

Theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế phải thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh cũng được quy định cụ thể.

Nghị định 126 quy định, trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh sẽ được cơ quan Thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nghị định 126 nêu rõ, người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.

  1. Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra, kiểm tra thuế không?

Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định Luật Quản lý thuế có quy định:

“Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế”.

Như vậy, việc kiểm tra, thanh tra phát sinh ở trong giai đoạn các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh khi doanh nghiệp đó có rủi ro về thuế. Có thể hiểu, khi các doanh nghiệp nhận một thông báo về thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế trong thời gian doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh thì việc các cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế là đúng với quy định của pháp luật và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chấp hành.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply