Từ 1/7/2022, toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, một số ngành kinh doanh đặc biệt như dịch vụ ăn uống, nhà hàng – khách sạn, nhiều kế toán vẫn khá lúng túng khi áp dụng hóa đơn điện tử.

  1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo khoản 2, điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

Thời điểm lập hóa đơn

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

Căn cứ quy định trên thì thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ ăn uống không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính, hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

Từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày.

Trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

  1. Cách xuất hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ăn uống

Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi lập Hóa đơn điện tử, người bán cần phải ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có mã quy định riêng thì trên hóa đơn cần thể hiện cả mã hàng hóa, dịch vụ.

Lưu ý: Trên hóa đơn mỗi mặt hàng đi một dòng, không hạn chế số lượng trang của một hóa đơn.

Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần có đầy đủ các nội dung bao gồm:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
  • Thông tin hàng hóa: Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, đơn giá, thành tiền (ghi bằng cả số và thành tiền bằng chữ).

Căn cứ theo Công văn số 431/CTQNI-TTHT ngày 18/1/2022 của Cục thuế Quảng Ninh, phần tên và đơn vị tính của hàng hóa, dịch vụ, kế toán cần lưu ý:

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức phục vụ tại chỗ, khách đặt dịch vụ thì ghi tên hàng hóa, dịch vụ các món ăn như thịt, rau, cua, tôm,… và đồ uống như bia, rượu, nước ngọt,… và các dịch vụ phát sinh.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức bán suất, hộp, cơm văn phòng thì khi lập hóa đơn, kế toán ghi đơn vị tính là hộp, đĩa, suất,…

Lưu ý: Dịch vụ ăn uống không phải tên hàng hóa, do vậy hóa đơn điện tử không được ghi “Dịch vụ ăn uống”.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply