Nhiều người mặc định chủ nhật hoặc ngày lễ là ngày nghỉ. Vậy, những ngày nghỉ có được xuất hóa đơn không, xuất hóa đơn vào ngày nghỉ có hợp lệ không?

  1. Thời điểm lập hóa đơn?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022), quy định về các thời điểm lập hóa đơn, như sau:

– Đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia): là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

-Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ: là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

– Thời điểm lập hóa đơn của một số trường hợp cụ thể:

  •  Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.
  •  Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.

Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

  •  Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  1. Hóa đơn vào ngày chủ nhật có hợp lệ không?

Như vậy, theo các quy định nêu trên về thời điểm lập hóa đơn điện tử, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản khác liên quan không cấm xuất hóa đơn ngày chủ nhật.

Bên cạnh đó, Bộ Luật lao động 2019 quy định người lao động được phép làm thêm vào ngày chủ nhật. Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và xuất hóa đơn vào ngày này là hoàn toàn hợp lý.

Như vậy, pháp luật không cấm doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác xuất hóa đơn vào ngày nghỉ, ngày lễ, việc nhận hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật cũng hoàn toàn hợp lệ. Đây cũng là trường hợp dễ hiểu, bởi lẽ nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh không phân biệt ngày nghỉ, ngày lễ; thậm chí những ngày đó phải xuất nhiều hóa đơn hơn như: Nhà hàng, khách sạn, hoạt động kinh doanh xăng dầu…

  1. Giao dịch ngày chủ nhật nhưng xuất hóa đơn ngày khác được không?

Hoạt động giao dịch mua bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ phát sinh vào ngày chủ nhật nhưng lập hóa đơn vào ngày khác có thể bị liệt kê vào hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm. Tại Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

Ngoài ra, nếu không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, người bán có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng, trừ hành vi được quy định chi tiết tại Điểm b, Khoản 2 của Điều này.

Như vậy, hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật vẫn hợp pháp, hợp lệ nếu tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ. Kế toán cần lưu ý xuất hóa đơn đúng thời điểm, đúng quy định để tránh bị phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Previous PostNext Post

Leave a Reply